Trong buổi phỏng vấn, 5 câu hỏi nào khiến ứng viên cứng họng?

Những câu hỏi khó nào có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn.

Trong buổi phỏng vấn việc làm, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn những câu hỏi đòi hỏi bạn cần suy nghĩ chu đáo và thông minh, trả lời logic.  

Các câu hỏi phỏng vấn khó có thể khác nhau giữa các ngành, nhưng có một số câu hỏi khó mà nhà tuyển dụng thường hỏi để tìm hiểu thêm về bạ để xem xét và đánh giá kỹ năng, năng lực.  

Trong bài viết này, iVIEC liệt kê 5 câu hỏi phỏng vấn khó thường gặp, cũng như cách và mẫu câu trả lời.  

Câu 1: Hãy chia sẻ trong buổi phỏng vấn về một lần bạn vượt qua khó khăn trong công việc của mình

Khi được hỏi câu hỏi trong buổi phỏng vấn này nhà tuyển dụng muốn xem được cách mà bạn đã đối mặt với khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống. Và đồng thời nó cũng thể hiện sức bền bỉ của bạn.  

Những câu hỏi khó nào có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn.

Ví dụ: “Tôi đã từng làm quản lý bán lẻ tại một cửa hàng thời trang. Trong một lần nhận đơn trực tuyến, có một khách hàng đã đặt bên chúng tôi một chiếc váy. Tuy nhiên, vì sai sót của cả team, nên chiếc váy đã bán cho một vị khách khác. Tôi đã tức tốc liên hệ các chi nhánh khác của cửa hàng để tìm mẫu váy tương tự.  

May mắn, có một chi nhánh khá xa chúng tôi còn chiếc váy đó nhưng 2 ngày để giao tới. Tôi đã gọi điện xin lỗi khách hàng, và cam kết sẽ gửi lại chiếc váy trong 2 ngày. Khi gửi lại vát chúng tôi đã viết một bức thư tay mong nhận được sự thông cảm và một món quà cho vị khách này”.

Câu 2: Chia sẻ trong buổi phỏng vấn Làm sao để bạn đối mặt với căng thẳng và giải quyết nó? 

Căng thẳng (Stress) là một điều không thể thiếu trong tất cả các công việc. Đối với những câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem khả năng bạn có thể đối mặt với khó khăn căng thẳng và sắp xếp, xử lý công việc trong trạng thái stress như vậy. 

Ngoài ra, qua buổi phỏng vấn họ còn muốn xem khả năng tích cực khi làm việc của bạn và xem xét nó có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay không.  

Những câu hỏi khó nào có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn.

Ví dụ: “Đối với tôi, giao tiếp là chìa khóa trong những tình huống căng thẳng, giao tiếp càng nhiều chúng ta sẽ càng hiểu rõ và đạt được kết quả mong muốn. Ví dụ: tôi đang thực hiện một dự án với một đội nhóm tuy nhiên có những công việc trùng lặp đang được thực hiện.  

Bằng cách lên lịch họp dự kiến hàng tuần và thiết lập các kênh trao đổi, trung thực cởi mở với các nhóm và người quản lý của mình, chúng tôi đã hoàn thành dự án đúng thời hạn và đạt được mục tiêu quan trọng của công ty sớm hơn dự kiến” 

Câu 3: Bạn có thể chia sẻ về cách quản lí mà bạn đã gặp, đâu là trường hợp tiêu cực nhất và tích cực nhất được không? 

Trong buổi phỏng vấn, qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn hiểu hơn về con người bạn, về cách quản lí bạn thích và không thích. Để rồi từ đó, có thể thấy bạn phù hợp với môi trường và văn hóa làm việc tại doanh nghiệp hay không. 

Những câu hỏi khó nào có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn.

Ví dụ: “Tôi thích những người quản lý biết chia sẻ. Họ có thể cung cấp cho nhóm các nguồn lực và công cụ để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Người quản lý cuối cùng của tôi nhấn mạnh đến việc cải tiến quy trình làm việc hay cô ấy cũng luôn mang theo công cụ giúp chúng tôi suy nghĩ tốt hơn.  

Tôi cũng cảm thấy như cô ấy đã lắng nghe nhu cầu của chúng tôi và giúp tôi có được những nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu của mình.  

Một trong những người quản lý trước đây của tôi, tuy tài năng và hiểu biết nhưng lại có xu hướng quản lý công việc của nhóm một cách chặt chẽ với thiếu sự linh hoạt. Đôi khi quá khắt khe làm cho chị ấy khó gần với mọi người”. 

Câu 4: Tại sao bạn từ bỏ công việc hiện tại của mình? 

Lý do bạn rời bỏ vị trí hiện tại có thể là thông tin quan trọng mà nhà tuyển dụng cần biết và hiểu. Nó giúp họ đảm bảo doanh nghiệp của họ phù hợp hơn với kỹ năng và nền tảng của bạn. Họ mong muốn đảm bảo rằng lý do bạn rời đi không phải vì hiệu suất hoặc hành vi của bạn.  

Những câu hỏi khó nào có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn.

Ví dụ: “Mặc dù tôi đánh giá cao thời gian làm việc tại công ty trước đây mà tôi đã làm việc nhưng không còn nhiều cơ hội phát triển phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của tôi nữa. Vì vậy tôi mong muốn tìm kiếm cho mình một môi trường phù hợp hơn. Sau khi dừng hợp tác tôi vẫn giữ mối quan hệ khá tốt với đồng nghiệp cũ.  

Tôi nhận thấy rằng vị trí này hoàn toàn phù hợp với kỹ năng của tôi và nó mang lại nhiều cơ hội để thăng tiến trong sự nghiệp vài năm tới”.

Câu 5: Tại sao bạn xứng đáng với vị trí này? 

Nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này với mong muốn để hiểu rõ hơn điều gì khiến bạn khác biệt với những ứng viên khác ứng tuyển cùng vị trí. 

Để trả lời, hãy giải thích kinh nghiệm, kỹ năng và đặc điểm của bạn khiến bạn phù hợp nhất với công việc như thế nào. Đảm bảo xem xét kỹ mô tả công việc trước khi chuẩn bị câu trả lời để hiểu những phẩm chất họ thích ở ứng viên. 

Ví dụ: “Tôi tin rằng niềm đam mê, cách giải quyết vấn đề dày dặn kinh nghiệm đã được chứng minh trong CV giúp tôi trở thành người phù hợp tuyệt vời cho vai trò này.  

Với vai trò quản lý văn phòng trước đây, tôi đã lập kế hoạch phát triển kinh doanh dài hạn, ngắn hạn. Với phương pháp tiếp thị của tôi đã giúp tiết kiệm 30% chi phí MKT trong năm đó. Tôi rất hào hứng khi áp dụng những kỹ năng tôi đã đạt được trong bốn năm qua với tư cách là người quản lý vào vai trò mới.” 

Trên đây là 5 câu hỏi khó bạn có thể gặp trong buổi phỏng vấn. Trước khi tham gia, hãy luôn giữ cho mình phong thái tự tin, tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng trước khi ứng tuyển và tham gia phỏng vấn.  

Nếu đang tìm công việc cho mình hãy lên ngay iviec.io và nhận những tips để phỏng vấn ứng tuyển tại trang tuyền thông career.iviec.io nhé!