Năm 2023 là một năm nhiều biến động của thị trường lao động. Nhiều vị trí đã bị cắt giảm nhưng thay vào đó là những xu hướng việc làm mới. Chính vì vậy năm 2024, người lao động cần nắm vững thông tin để không bị lạc hậu so với thị trường.
Năm 2023 là một năm hứng chịu nhiều biến động trên mọi thị trường từ kinh tế cho đến việc làm. Hậu quả của đại dịch Covid 19, chiến tranh giữa Nga – Ukraina, … đã gây ra những khó khăn cho toàn bộ các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là điều kiện tài chính, thị trường lao động toàn cầu.
Một trong những thành phần chịu ảnh hưởng lớn nhất của những biến cố thị trường trên đó là các nước thu nhập thấp và trung bình, các nước đang phát triển đang rơi vào trạng thái đa khủng hoảng. Từ đó , thị trường lao động không thể ổn định và bấp bênh.
Tình trạng thị trường sa thải đã diễn ra từ cuối những năm 2022, nhưng nó còn tiếp diễn đến hết năm 2023. Theo như tờ báo Bloomberg news, gần nửa triệu nhân viên trên trên khắp thế giới đã bị sa thải.
Ngành có số lượng cán bộ nhân viên nghỉ việc và dừng hợp tác nhiều nhất đó là Công nghệ thông tin với gần 150.000 người và hàng tiêu dùng không thiết yếu với hơn 108.000 người.
Vậy nên, xu hướng việc làm của người lao động chuyển từ công việc có lương cao sang công việc ổn định, lâu dài.
Tính theo phần trăm, Singapore, Canada là hai quốc gia có số lượng thị trường sa thải hơn 40%, sau đó là India (37%), Mexico (36%), …
Chính vì số lượng lớn người bị sa thải, các công ty đang phải đối mặt với số lượng công việc khổng lồ và thiếu hụt nhân sự. Doanh nghiệp chọn cách luân chuyển nội bộ thay cho tuyển dụng mới. Các ngành luôn chuyển nội bộ nhiều nhất được thể hiện ở:
- Nhà cung cấp dịch vụ giải trí
- Dịch vụ hành chính và hỗ trợ
- Những dịch vụ chuyên nghiệp
- Bán lẻ, khách sạn và dịch vụ ăn uống
- Bất động sản và dịch vụ chi thuê thiết bị
Tuy nhiên trái với kì vọng và phương pháp xử lý của công ty, người lao động muốn duy trì một vị trí ổn định và không muốn chịu quá nhiều áp lực.
Họ chọn lựa chuyển sang công việc mới thay vì bị luân chuyển trong nội bộ của doanh nghiệp. Sự ưu tiên của họ cũng thay đổi theo nhu cầu hiện tại của thị trường.
Theo báo cáo của Navigos, danh sách ưu tiên mà người lao động lựa chọn trong khải sát định kì hàng tháng được liệt kê như sau:
- Chế độ đãi ngộ và phúc lợi nhân viên
- Cân bằng cuộc sống và công việc
- Khả năng sắp xếp công việc linh hoạt
- Cơ hội học hỏi và nâng cai kỹ năng
- Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp tại công ty
- Công việc mang tính thử thách
- Bảo đảm việc làm
- Nhân viên vui vẻ và được truyền cản hứng
- Nhận được sự giúp đỡ từ sếp
- Cơ hội làm việc trong một sự án sáng tạo mang tính đổi mới
Đi theo với sự phát triển của công nghệ và trí tuệ nhân tạo, những công việc liên quan đến ngành nghề này cũng được đánh giá cao và được tìm kiếm nhiều nhất có thể. Dưới đây là top 10 công việc được đánh giá có xu hướng phát triển và khát nguồn nhân lực:
- Chuyên gia về AI và Machine learning
- Chuyên gia về phát triển bền vững
- Nhà phân tích tình báo kinh doanh
- Nhà phân tích bảo mật thông tin
- Kỹ sư Fintech
- Nhà phân tích dữ liệu và nhà khoa học
- Kỹ sư Robot
- Chuyên gia dữ liệu
- Vận hành máy móc thiết bị nông nghiệp
- Chuyên gia chuyển đổi kỹ thuật số
Đi cùng với sự thay đổi của thị trường và những xu hướng mới của ngành nghề tương lai, những kỹ năng cần có cũng được ghi nhận có sự thay đổi và chỉ tập trung vào 15 kỹ năng thiết yếu như sau:
- Tư duy phân tích
- Suy nghĩ sáng tạo
- Kiến thức công nghệ
- Khả năng lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội
- Sự kiên cường, linh hoạt và nhanh nhẹn
- Tính tò mò và học tập suốt đời
- Am hiểu về công nghệ
- THiết kế và trải nghiệm người dùng
- Động lực và sự tự nhận thức
- Đồng cảm và lắng nghe tích cực
- Quản lý nhân tài
- Định hướng dịch vụ và chăm sóc khách hàng
- Quản lý môi trường
- Quản lý và vận hành tài nguyên
- Tiếp thị và truyền thông
Khác với các thị trường thế giới, các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam cũng cố gắng xử lý vấn đề thiếu hụt nhân sự và xử lý số lượng công việc lớn.
Gần 70% doanh nghiệp tham gia khảo sát của Navigos đã cắt giảm phần lớn nhân sự của mình và 50% trong tổng số ngưng tham gia tuyển dụng mới.
Để đảm bảo được sự phát triển và tốc độ hoàn thành số lượng công việc dựa theo số nhân sự ít ỏi còn lại, gần 47% doanh nghiệp lựa chọn cách tăng cường đào tạo chuyên môn và kỹ năng mềm cho nhân viên.
Ngoài luân chuyển nội bộ, một số ít các doanh nghiệp trên thị trường còn sử dụng các phương pháp như cắt giảm lương thưởng, cắt giảm khoản phụ cấp, trợ cấp hay tuyển người làm việc part time.
Các ngành nghề như Ngân hàng, Giao thông vận tải, Chuỗi cung ứng tự động hóa, Ô tô hóa chất, Vật liệu xây dựng & bao bì, In ấn Nhựa, Dược phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và năng lượng, đã cắt giảm dưới 25% quy mô doanh nghiệp của mình.
Cắt giảm 25% – 50% nhân sự chiếm tỉ trọng ít hơn nhưng chủ yếu là Chứng Khoán và Dịch vụ tài Chính và Tư vấn, ngoài ra còn có một số ít là May mặc.
Các ngành trên thị trường có tỉ lệ cắt giảm nhân sự lớn nhất đó chính là Xây dựng, BĐS với dưới 75%. Dịch vụ tư vấn gần như là doanh nghiệp sa thải lớn nhất lên đến hơn 75% nhân sự.
Sau khi trải qua những biến cố lớn và để đối mặt với khủng hoảng nhân sự và việc làm. Phần lớn doanh nghiệp lựa chọn tuyển dụng trong năm 2024 đều rơi vào dưới 25% nhân sự của công ty.
Họ thường không có xu hướng tuyển dụng thêm hoặc tuyển dụng ít. Đa phần số lượng tuyển dụng mà doanh nghiệp hướng đến chính là phòng kinh doanh bán hàng. Ngành nghề này chiếm 62,3%.
Đứng sau đó là sản xuất với 26,1%. Với các ngành truyền thông tiếp thị và dịch vụ khách hàng lần lượt được đề xuất tuyển dụng với tỉ lệ 19,8% và 18,2%.
Khác với những kỹ năng được đề cập đến ở phía trước. Trong thị trường Việt Nam, công ty có những yêu cầu khắt khe hơn với việc tuyển chọn ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp mình. Họ mong muốn tìm thấy được những ứng cử viên đảm nhiệm được công việc ngay khi vừa mới onboard.
Ứng viên phải là người có đầu óc nhanh nhẹn và xử lý công việc một cách quyết đoán. Hơn nữa chính những ứng viên này phải là người có sự thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc mới.
Vậy nên doanh nghiệp đòi hỏi ứng viên phải là người ứng viên phải là người biết giải quyết vấn đề, có từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm và có khả năng giao tiếp hiệu quả giữa thành viên với nhau.
Ngoài ra, điều kiện tiên quyết để phát triển trong thời kì hiện đại và hội nhập, ngoại ngữ là điều vô cùng cần thiết cho tất cả mọi người.
Như đã đề cập ở trên, thích ứng với thay đổi sẽ là một kỹ năng được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng.
Khi tìm hiểu và khảo sát về thị trường, chúng ta không thể không dành sự quan tâm đến thực trạng của người lao động hiện tại.
Cơ bản, trong năm 2023, phần lớn ứng viên và người lao động đang duy trì trạng thía có việc làm và ổn định khi tỉ lệ này chiếm tới 69,2%. Đồng thời bên cạnh đó vẫn có những bộ phận nhỏ bị nguy cơ mất việc làm, con số này chiếm 11,2%.
Tuy nhiên điều cần được chú ý tại đây đó là có một bộ phận hiện tại là 11,4% người lao động đã bị mất việc và vẫn chưa tìm thấy việc làm.
Có những người lao động đã tìm được công việc thời vụ hoặc đã chuyển sang kinh doanh riêng sau một thời gian không tìm thấy việc làm cho bản thân mình.
Trong tình trạng số lượng công việc tăng và nguồn lực giảm, lương thưởng của cán bộ được tăng lên so với công sức và workload mà họ đã bỏ ra. Số lượng người được tăng lương và số lượng người giữ nguyên lương là bằng nhau, rơi vào sấp xỉ 44%. Bện cạnh đó, một phần nhỏ người lao động đang bị giảm số lương thưởng được nhận là 11,5%.
Khi tổng hợp về thông tin các phúc lợi hiện tại mà các doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động. Có 49,1% được thưởng dịp lễ tết và các ngày nghỉ trong năm. 41,6% nhân sự nhận được bảo hiểm y tế cá nhân và 39% tỉ lệ người được hỗ trợ nghỉ phép 12 ngày trong 1 năm.
Quyết định chuyển đổi sang ngành nghề mới năm 2023 của người lao động
Sau khi trải qua đầy biến động những năm gần đây, nhiều ngành nghề đã trở nên “lỗi thời” và có thể sẽ bị loại bỏ sau khi có thêm nhiều chuyển đổi mới trong tương lai. Nhận thấy được tình hình hiện tại, nhiều người lao động đã có sự xem xét về dự định mới để thay đổi công việc của mình, Tỉ lệ này chiếm 43,1%.
Số lượng ứng viên hay người lao động đã chuyển đổi sang một nhóm ngành khác chiếm một phần nhỏ tương đương với 13,4%.
Khi được hỏi về lí do tại sao họ lại quyết định sang một ngành mới mà không ở lại công việc cũ, phần lớn chọn lựa về lương , tỉ lệ này chiếm hơn 3/ 4 tổng số người được khảo sát. Có tỉ lệ xấp xỉ nhau chọn có cơ hội được thăng tiến trong công việc và cơ chế lương thưởng hợp lí.
Những kỹ năng mà người lao động nên cải thiện để không bị bỏ quên trong làn sóng cắt giảm nhân sự
Trong bối cảnh sa thải nhân sự đang trở nên phổ biến như hiện nay, người lao động luôn cần cải thiện bản thân mình tốt nhất có thể để tránh bị “cuốn trôi” theo làn sóng tiêu cực này.
Khi cải thiện bản thân, ứng viên sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, tăng tính cạnh tranh trong thị trường lao động. Theo như kết quả khảo sát, đa phần mọi người đã đều cố gắng nâng cao kỹ năng mềm hiện có của mình, tỉ lệ này chiếm 61,7%.
Bên cạnh đó, gần 54% người lao động đã chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm ngay cả khi chưa có nhu cầu. Giải pháp đứng thứ 3 được nhiều người sử dụng đó là quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, điều này là vô cùng cần thiết nếu trong quá trình bị sa thải và không tìm thấy việc làm trong một thời gian dài.
Trong quá trình tìm kiếm một công việc mới, top 5 được người lao động quan tâm nhiều nhất đó là:
- Lương
- Văn hóa công ty
- Cơ hội thăng tiến trong công việc
- Cơ chế thưởng
- Sự ổn định về hoạt động kinh doanh.
Một số ít người lao động để ý đến giá trị cộng đồng mà công việc đem lại hay sự ứng dụng công nghệ vào công việc hiện tại.
Những yếu tố trên cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến việc giữ chân người lao động. Ngoài ra còn có yếu tố liên quan đến việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc và người sếp quản lí trực tiếp của cán bộ nhân viên.
3. Triển vọng về thị trường lao động trong tương lai mà người lao động quan tâm
Trên đây là xu hướng mà người lao động quan tâm trong năm 2024. Trong thị trường Việt Nam, những công việc về AI cũng đã trở thành tâm điểm của sự phát triển trong tương lai.
Ngoài ra, có một số ngành nghề mới được phát triển, khi yếu tố Môi trường, Quản trị, và Xã hội ngày càng được đầu tư thì việc xuất hiện các vị trí việc làm mới cho lĩnh vực này cũng là điều thiết yếu.
Chủ yếu xuất hiện trong các ngành nghề như Năng lượng/ Năng lượng tái tạo & Dầu khí, Dịch vụ Tài chính & Tư vấn, Nông nghiệp, Vận tải/ Giao nhận/ Chuỗi cung ứng,..
Đi kèm với sự thay đổi mới, có rất nhiều những kỹ năng được nhà tuyển dụng cân nhắc trong tương lai. Hai kỹ năng quan trọng nhất đó là Ngoại ngữ và Kỹ năng Tư duy phân tích. Chúng chiếm 55,1%. Đứng ngay sau đó là tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.
So sánh với 15 kỹ năng cốt lõi hàng đầu cần tập trung trong báo cáo Future of Jobs Surveu 2023 (World Economic Forum), ta có thể nhìn thấy được sự tương đồng về các kỹ năng tập trung phát triển.
Vậy nên là ứng viên hãy theo dõi những tin tức mới nhất đến từ iVIEC và luôn tiếp tục phát triển bản thân mình để có thể trở thành một ứng cử viên sáng giá và có thể nhận được nhiều cơ hội chi bản thân mình.