Suy thoái kinh tế năm 2023 và ảnh hưởng đến thị trường tuyển dụng. Người lao động tìm việc nên làm gì? 

Suy thoái kinh tế năm 2023 và ảnh hưởng đến thị trường tuyển dụng. Người lao động tìm việc nên làm gì?

Suy thoái kinh tế là một trong những nguyên nhân khiến thị trường tuyển dụng trở nên khó khăn đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về suy thoái kinh tế và những ảnh hưởng của nó tới thị trường tuyển dụng. Ngoài ra, một số lời khuyên dành cho những người đang đi tìm việc. 

Suy thoái kinh tế năm 2023 và ảnh hưởng đến thị trường tuyển dụng. Người lao động tìm việc nên làm gì?

Suy thoái kinh tế được bao hàm trong chu kỳ kinh tế. Vậy hãy cùng tìm hiểu chu kỳ kinh tế là gì? 

Chu kỳ kinh tế là một khái niệm mô tả sự thay đổi về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Chu kỳ kinh tế thường được chia thành bốn giai đoạn: tăng trưởng, đỉnh cao, suy thoái và đáy. 

Suy thoái kinh tế năm 2023 và ảnh hưởng đến thị trường tuyển dụng. Người lao động tìm việc nên làm gì?

Nền kinh tế thường trải qua 4 giai đoạn theo vòng tuần hoàn. Cụ thể: 

  • Giai đoạn suy thoái kinh tế:  

Đây là giai đoạn mà hoạt động kinh tế bắt đầu suy giảm. Doanh nghiệp hạn chế sản xuất và cắt chi phí khác nhau để giữ được mức lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp phải giảm giá sản phẩm để thu hút khách hàng.  

Không chỉ hạ giá, nhiều công ty còn ngưng tuyển dụng hoặc bỏ đi một phần nhân sự. Dẫn đến hệ quả là tìm kiếm việc làm trở nên khó khăn hơn. 

  • Thời gian khủng hoảng kinh tế:  

Đây là lúc vô cùng khó khăn, khi mà hoạt động kinh tế giảm sút mạnh mẽ, thất nghiệp tăng cao và giá cả tăng đột biến. Giai đoạn kéo dài và có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của nhiều người dân và doanh nghiệp trên toàn cầu. 

  • Giai đoạn hồi phục kinh tế:  

Là giai đoạn sau khi trải qua suy thoái hoặc khủng hoảng. Lúc này các hoạt động kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại và các chỉ số kinh tế dần được cải thiện. Đây là giai đoạn tích cực và đáng mong đợi, giúp nền kinh tế phục hồi trở lại. 

  • Giai đoạn hưng thịnh:  

Đặc trưng cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Biểu hiện rõ rệt là sự gia tăng sản xuất, tăng trưởng kinh tế và sự tăng trưởng đáng kể của các chỉ tiêu kinh tế. Trong giai đoạn này, nền kinh tế có xu hướng phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng GDP cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp. 

Suy thoái kinh tế năm 2023 và ảnh hưởng đến thị trường tuyển dụng. Người lao động tìm việc nên làm gì?

Khi đạt đỉnh điểm của sự hưng thịnh, nền kinh tế bắt đầu chững lại và có dấu hiệu của sự suy thoái. Đây cũng là thời điểm bắt đầu của chu kỳ kinh tế khi bước vào giai đoạn khủng hoảng. Những hành động hay những sự kiện nào đã gián tiếp, trực tiếp gây ảnh hưởng và tạo ra sự bất ổn kinh tế. 

Những yếu tố nào đã dẫn đến sự tụt dốc của xã hội? Có nhiều nguyên nhân góp phần gây ra hậu quả trên nhưng trong đó có một số nguyên nhân chính sau: 

 Tín dụng và đầu tư quá mức 

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu góp phần gây ra khủng hoảng kinh tế. Bởi vì nó tạo ra một chu kỳ kinh tế phát triển vô tận, khi các công ty và cá nhân vay tiền quá mức để đầu tư hoặc tiêu dùng. 

Khi đó, giá trị tài sản và nợ vay tăng cao đột ngột, khiến nhiều công ty và người dân không thể trả nợ. Những người vay tiền không có khả năng trả nợ và các ngân hàng cho vay cũng sẽ phải chịu áp lực tài chính. 

 Chính sách tài khóa và tiền tệ không ổn định 

Điều này có thể góp phần gây ra khủng hoảng kinh tế bởi vì chúng ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính. Các chính sách này có thể bao gồm việc tăng quá mức ngân sách, tăng lãi suất quá cao hoặc quá thấp. 

Khi chính sách tài khóa sai lệch, chính phủ sẽ chi tiêu quá mức so với thu nhập chung. Điều này dẫn đến nợ công tăng và giá trị đồng tiền giảm, khiến người dân và doanh nghiệp phải đối mặt với giá cả tăng và thu nhập giảm. Nếu chính sách tiền tệ không ổn định, đồng tiền có thể mất giá và gây ra lạm phát. 

 Thất bại trong việc quản lý rủi ro tài chính 

Nhiều tổ chức tài chính và ngân hàng đã sử dụng các sản phẩm tài chính phức tạp, gây khó khăn cho việc quản lý rủi ro. Việc quản lý rủi ro tài chính kém có thể dẫn đến việc thất bại của các tổ chức tài chính và khủng hoảng. 

 Lạm phát trong chu kỳ kinh tế 

Lạm phát thể góp phần gây ra khủng hoảng kinh tế khi nó trở nên quá cao và không kiểm soát được. Khi lạm phát tăng, giá cả sẽ tăng lên, làm giảm giá trị của tiền và tăng chi phí cho người tiêu dùng. Nếu giá cả tăng quá nhanh, người tiêu dùng sẽ giảm tiêu dùng, dẫn đến suy thoái kinh tế. 

Lạm phát có thể dẫn đến sự không ổn định của tiền tệ, làm giảm giá trị của tiền và khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp không tin tưởng vào tiền tệ và thị trường tài chính. 

Giảm phát 

Nếu quá trình giảm phát được thực hiện quá nhanh hoặc quá mạnh thì có thể gây ra khủng hoảng kinh tế. Nếu lạm phát giảm quá đột ngột, nó có thể dẫn đến sự tụt dốc của hoạt động kinh tế, doanh nghiệp giảm sản xuất, tăng mức thất nghiệp và suy thoái. 

Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát có thể dẫn đến sự khó khăn trong việc vay vốn, giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của người tiêu dùng và doanh nghiệp và dẫn đến sự suy thoái kinh tế. 

Một số giai đoạn rơi vào khủng hoảng trong quá khứ 

Trước năm 2023, thế giới hay Việt Nam cũng đã trải qua các giai đoạn suy thoái và khủng hoảng khác nhau. Đầu tiên phải kể đến, Thế kỷ 1 Khủng hoảng kinh tế Đế quốc La Mã (Năm thứ 33 sau Công nguyên). Thế giới rơi vào trầm trọng bởi nhiều yếu tố và một trong những nguyên nhân chính đó là bệnh dịch. 

Sau đó 2 thế kỉ, thế giới tiếp tục rơi vào cuộc khủng hoảng vào thế kỷ thứ 3 hay còn được biết đến là khủng hoảng Đế quốc xảy ra vào năm 235-284 sau Công nguyên. Đây là thời kỳ đế chế La Mã bị chia cắt thành 3 thực thể chính trị Đế chế Gallic, Đế chế La Mã và Đế chế Palmyrene. 

Vào đầu thế kỷ 14, tình hình chính trị xã hội kinh tế tại Châu Âu bất ổn do một số sự kiện như biến đổi khí hậu, các cuộc khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp (nạn đói lớn năm 1315-1317), sự tàn phá từ cuộc chiến giữa Pháp và Anh năm 1317, cái chết đen hay còn gọi là đại dịch hạch (1347-1351).

Chính những nguyên nhân trên dẫn tới Cuộc khủng hoảng Châu Âu thế kỷ 14 

Hội chứng hoa Tulip xuất hiện tại Hà Lan vào khoảng giữa thế kỷ 17 được xem là bong bóng kinh tế đầu tiên trong lịch sử thế giới. Lúc bấy giờ, mọi người đổ xô đi mua hoa tulip khiến giá hoa trên thị trường tăng chóng mặt.

Có những thời điểm, một củ Tulip hiếm được bán với giá 750.000 USD giá trị hiện nay và ước tính gấp 6 lần thu nhập hằng năm của một người bình thường. 

Hội chứng này đã vô tình tạo ra cuộc khủng hoảng kinh tế thứ 4 cho nhân loại. 

Thế giới còn hứng chịu thêm 7 cuộc khủng khoảng kinh tế và hiện tại đang là thời kì suy thoái thứ 8. 

Suy thoái kinh tế năm 2023 và ảnh hưởng đến thị trường tuyển dụng. Người lao động tìm việc nên làm gì?

Vào năm 2022, nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng của COVID-19 dẫn đến suy giảm sản xuất, thương mại và đầu tư, gây ra sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Đến năm 2023, đỉnh điểm của dịch COVID-19 đã hạ xuống. Tuy nhiên, hệ lụy của nó vẫn còn ảnh hưởng kéo dài. 

Bên cạnh đó, các cuộc chiến tranh thương mại giữa các quốc gia châu Âu dẫn đến giảm nhu cầu, giảm đầu tư và suy thoái kinh tế. Nền kinh tế thế giới có thể đang đối mặt với một số vấn đề như tăng trưởng chậm, lạm phát, nợ công và khủng hoảng tài chính. 

 
Chính vì vậy, vào năm 2023, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Chính phủ phải đưa ra các biện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của suy thoái và khôi phục lại nền kinh tế. Các biện pháp có thể bao gồm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng cường hợp tác quốc tế. 

 Hậu quả khủng hoảng kinh tế 

Khủng hoảng kinh tế có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến chu kỳ kinh tế và xã hội. Có thể thấy rõ nhất, đó là tình trạng gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Vì vậy, người dân sẽ gặp khó khăn trong việc kiếm tiền và có thể phải đối mặt với vấn đề bị giảm thu nhập và hạn chế chi tiêu. 

Bên cạnh đó, sự khủng hoảng về kinh tế có thể làm giảm doanh số bán hàng và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Nếu không thể tìm ra các giải pháp để thích ứng và phục hồi, các doanh nghiệp có thể phá sản. 

Quan trọng hơn, kinh tế bị khủng hoảng còn làm giảm sự đầu tư và phát triển trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cơ sở hạ tầng, giáo dục và nghiên cứu phát triển. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của nền kinh tế. 

Khủng hoảng nền kinh tế của một quốc gia có thể tác động đến các quốc gia khác nhau thông qua các kênh thương mại và tài chính, gây ra sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu. 

Suy thoái kinh tế năm 2023 và ảnh hưởng đến thị trường tuyển dụng. Người lao động tìm việc nên làm gì?

Theo báo cáo của Navigos Group (VietnamWorks & Navigos Search), nhu cầu tuyển dụng của các ngành trong 4 tháng đầu năm 2023 giảm trung bình 18% so với thời điểm trước dịch, thậm chí có ngành sụt giảm tới 43%. 

Suy thoái kinh tế năm 2023 và ảnh hưởng đến thị trường tuyển dụng. Người lao động tìm việc nên làm gì?

Nguyên nhân được cho là đến từ các lí do khác nhau. Tuy nhiên không thể không kể đến việc suy thoái kinh tế đã làm cho các doanh nghiệp phải cắt giảm, thu nhỏ quy mô bộ máy công ty. 

Ngoài ra, các chính sách thắt chặt tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp của Chính phủ tác động tiêu cực đến ngành xây dựng, bất động sản. 

Điều này gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhu cầu tuyển dụng lao động các vị trí dành cho người nước ngoài, Việt kiều; thời vụ, hợp đồng ngắn hạn; sinh viên mới tốt nghiệp và nhân sự cấp trung và cấp cao đều chứng kiến sự giảm sút đáng kể

5.Nhân sự nên cập nhật các kỹ năng làm việc ra sao trong bối cảnh suy thoái kinh tế, sa thải hàng loạt? 

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp thường phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nếu nhân sự có kỹ năng làm việc không tốt, không những không mang lại hiệu quả mà con tốn kém thêm chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy tay nghề hay kỹ năng đang được trọng dụng. 

Nắm bắt được điều này, người lao động nên chọn cho mình một lối đi thông minh để tìm ra hướng phát triển cho bản thân trong thời kỳ suy thoái. Ngoài ra cần biết tự phát triển và nắm bắt cơ hội thành công. Một số điều mà khi tìm kiếm việc làm trong giai đoạn khủng hoảng mà bạn cần lưu ý như sau. 

Chuẩn bị kỹ càng 

Trước khi bắt đầu tìm việc, bạn cần chuẩn bị kỹ càng về hồ sơ xin việc, thư xin việc và kỹ năng phỏng vấn. Hãy đảm bảo rằng hồ sơ xin việc của bạn nổi bật và phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Thư xin việc của bạn nên được viết một cách chuyên nghiệp và thể hiện được sự quan tâm của bạn đối với công ty. Hãy luyện tập kỹ năng phỏng vấn để có thể tự tin trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. 

Mở rộng mạng lưới quan hệ 

Mạng lưới quan hệ có thể giúp bạn tìm được việc làm. Hãy kết nối với những người có thể giúp bạn nắm bắt được nó. Chẳng hạn như bạn bè, người thân, đồng nghiệp cũ, cựu giảng viên và các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. 

Lựa chọn ngành nghề và vị trí phù hợp 

Trong thời kì suy thoái kinh tế, bạn nên lựa chọn ngành nghề và vị trí phù hợp với nhu cầu thị trường. Hãy cân nhắc những ngành nghề có khả năng phục hồi nhanh sau suy thoái, chẳng hạn như công nghệ thông tin, y tế và giáo dục. 

Tìm kiếm cơ hội ở các doanh nghiệp nhỏ 

Các doanh nghiệp nhỏ thường có nhu cầu tuyển dụng cao hơn trong thời kì suy thoái kinh tế. Hãy tìm kiếm cơ hội tại đây, đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển. 

Đừng nản lòng 

Tìm việc làm trong thời kì suy thoái kinh tế có thể là một thách thức. Hãy kiên trì và đừng nản lòng nếu bạn không thể tìm được việc làm ngay lập tức. Hãy tiếp tục tìm kiếm và trau dồi kỹ năng của mình để tăng cơ hội nhận được việc làm. 

Ngoài ra, hãy trang bị đầy đủ những kiến thức về chuyên môn, kỹ năng cần thiết để đáp ứng đủ với nhu cầu của nhà tuyển dụng nhé!