Phần 1: Định nghĩa, tầm quan trọng của Marketing. Những kỹ năng cần có để phù hợp với lĩnh vực này

Phần 1: Định nghĩa, tầm quan trọng của Marketing và những loại hình cơ bản

Marketing được nhận định là một trong những ngành “hot” trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, làm sao để biết mình có phù hợp ngành Marketing hay không? Hay Marketing thực sự là làm gì? Có những vị trí nào? Hãy cùng iVIEC tìm hiểu qua bài viết này trước khi đưa ra lựa chọn cho sư nghiệp.   

Với bối cảnh kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, Marketing đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thị phần và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu, trung bình mỗi ngày, một người sẽ tiếp xúc với 4.000 quảng cáo khác nhau.

Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của họ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu mục đích duy nhất của Marketing là quảng bá sản phẩm hay không? Và làm thế nào để biết mình có phù hợp với lĩnh vực này hay không? 

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ về định nghĩa của Marketing.  

Phần 1: Định nghĩa, tầm quan trọng của Marketing và những loại hình cơ bản

Trước khi đi vào định nghĩa cơ bản của Marketing, hãy nhớ lại khi bạn bước vào siêu thị. Bạn sẽ thấy có rất nhiều quầy thực phẩm và chúng thường được nhóm theo các loại khác nhau.

Nhưng những thực phẩm này, thực chất đều được sắp xếp theo một chiến lược nhất định và điều này có thể làm tăng khả năng mua hàng của người tiêu dùng.

Điển hình là những thanh kẹo, kẹo cao su thường nằm cạnh quầy thanh toán và những loại ngũ cốc đắt tiền hơn nằm trong tầm mắt của người mua hàng, trong khi những loại rẻ hơn lại ở phía dưới. Tất cả những điều trên được gọi là chiến lược Marketing 

Vậy Marketing hiểu đơn giản là những việc bạn làm để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến tay người tiêu dùng. Mặc dù thuật ngữ Marketing thực sự bao gồm khá nhiều thứ. Quảng cáo, chiến dịch khuyến mại, giới thiệu sản phẩm và quan hệ công chúng,…

Đây chỉ là một số nhỏ các kỹ thuật Marketing thường được sử dụng để thu hút người tiêu dùng.  

Phần 1: Định nghĩa, tầm quan trọng của Marketing và những loại hình cơ bản

Khi mọi người mua một sản phẩm, họ không chỉ mua vì ứng dụng cơ bản của sản phẩm đó. Mà người tiêu dùng đang bỏ tiền cho những giá trị xa hơn mà họ có thể sử dụng và hưởng lợi.

Ví dụ: nếu ai đó đăng ký làm thành viên phòng tập thể hình, họ không chỉ trả tiền để sử dụng phòng cũng như những công cụ vật chất. Người đó đang mua với mong muốn giảm cân và trông đẹp hơn. Và mục tiêu của Marketing trong trường hợp này là bán hình ảnh và tạo chuẩn mực vẻ đẹp cho người tiêu dùng. 

Thiết kế sản phẩm cũng là một phần quan trọng trong Marketing. Nếu một công ty ô tô sản xuất một chiếc xe thể thao cồng kềnh hoặc trông thô kệch thì sẽ khó bán được cho dù bạn có quảng cáo và quảng bá nó tốt đến đâu.

Ngược lại, nhận ra sự quan tâm của mọi người về dòng xe thể thao, nhỏ gọn năng động, thiết kế này sẽ rất thu hút và nhận được sự ưu chuộng của thị trường.  

Giá của một sản phẩm được xác định bởi hoạt động Marketing. Chính vì điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của người tiêu dùng. Rất nhiều công ty thức ăn nhanh như McDonalds và Jack-In-The-Box cung cấp “Thực đơn giá trị” của họ, trong đó có một số loại thực phẩm cơ bản với mức giá thấp.

Nếu họ bán một số sản phẩm tương tự với giá cao hơn, điều đó có thể làm giảm đáng kể số lượng họ bán, điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của họ. Vậy nên xây dựng một giá cả phù hợp cũng là một phần của Marketing 

Phần 1: Định nghĩa, tầm quan trọng của Marketing và những loại hình cơ bản

Từ phần một, chúng ta có thể hiểu chi tiết về định nghĩa Marketing cũng như ví dụ cụ thể cho Marketing. Trong phần 2, chúng ta hãy cùng đi từ những dẫn chứng cụ thể để thấy được tầm quan trọng của marketing trong nhiều mặt. 

Lợi ích với kinh doanh, bán hàng 

Trước tiên hãy cùng nhìn vào khía cạnh bán hàng, kinh doanh. Việc theo dõi và hiểu rõ những biến động trong doanh số bán hàng có thể cho bạn cái nhìn khái quát hơn về sản phẩm của mình. Điều gì tốt, không tốt. 

Phương án, cách thức thực hiện đã hiệu quả hay chưa có cần chỉnh sửa lại điều gì hay không. Tất cả những nội dung trên cho thấy rằng vai trò của Marketing với kinh doanh đó là đẩy mạnh hiệu quả cho sản phẩm và tăng cao doanh thu, thu hút người tiêu dùng. 

Ví dụ: Một số công ty tung ra sản phẩm và đặt giá bán quá cao, khiến mọi người không mua vì cảm thấy không xứng đáng. Sau khi nhận ra kết quả trên, team Marketing cần duy nghĩ sao cho phù hợp để chỉnh sao cho phù hợp với thị trường. Họ có thể thay đổi chiến dịch quảng cáo hoặc gợi ý cách để giảm giá cả của sản phẩm.  

Bên cạnh đó, lĩnh vực này có thể giúp bạn so sánh doanh số bán hàng của đối thủ cạnh tranh. Gợi ý cho bạn những ý tưởng tốt hơn để cải tiến sản phẩm của mình. Nếu bạn tiếp thị tốt sản phẩm của mình, tối ưu được hình ảnh trong mắt người tiêu dùng, điều đó sẽ giúp tăng doanh thu và số lượng khách hàng. 

Vậy đối với Sale, marketing là một công cụ giúp họ tăng nhận diện đối với khách hàng, mang lại doanh số và lợi nhuận. 

Mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu 

Thứ hai cần để ý đến đó là sự trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu. Khi khách hàng trở nên quen thuộc hơn với sản phẩm và thương hiệu của bạn, bạn có thể dần dần xây dựng niềm tin và tạo mối quan hệ bền chặt giữa cả hai.

Điều này sẽ mang lại cho bạn lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Cho phép bạn tăng giá vì bạn biết rằng một số khách hàng sẵn sàng trả nhiều hơn một chút vì họ thích và tin tưởng thương hiệu của bạn. Ngoài ra họ cũng chính là một trong những kênh truyền thông mà Marketing cần khai thác. 

Khi mọi người hài lòng với một sản phẩm, họ có xu hướng quảng bá sản phẩm đó cho gia đình và bạn bè. Rất nhiều người tiêu dùng thường hoài nghi về sản phẩm được PR quá rầm rộ.

Nhưng khi họ nghe được những đánh giá tích cực từ những người mà họ tin tưởng, họ sẽ có xu hướng tìm hiểu và trải nghiệm. Và từ quan điểm kinh doanh, cách quảng cáo tốt nhất cho doanh nghiệp đó là truyền miệng.  

Xây dựng thương hiệu thông qua phương tiện truyền thông 

Khi nhắc đến Marketing thì không thể không kể đến những phương tiện truyền thông. Cách các công ty Marketing sản phẩm đã thay đổi mạnh mẽ trong 20 năm qua. Trước đó, báo và tạp chí được coi là cách tốt nhất để tiếp cận công chúng và quảng cáo sản phẩm. Ngày nay, mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến đóng một vai trò lớn hơn nhiều và vì nhiều lí do.  

Chỉ với một vài nút bấm, một công ty có thể gửi email hàng loạt tới hàng triệu người tiêu dùng kèm theo một quảng cáo đơn giản. Hầu như mọi trang web trên internet đều có quảng cáo kèm theo.

Ngày càng có nhiều công ty tạo ra các trang Facebook để Marketing trên mạng xã hội. Nhờ có internet, việc tham gia tiếp thị trên mạng xã hội nhanh chóng trở thành cách tốt nhất để quảng cáo. 

Vậy nên, nếu sử dụng Marketing đúng cách, bạn sẽ nhận được lượng lớn sự quan tâm từ social media và điều này cũng dễ dàng và nhanh hơn trước rất nhiều. Việc này hỗ trợ bạn xây dựng và tuyên trình hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. 

Hiểu rõ về ngành nghề đang làm việc 

Lợi ích cuối cùng của Marketing cần được kể đến đó là tạo sự thấu hiểu sâu hơn với sản phẩm và doanh nghiệp. Sử dụng Markeitng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành hiện tại mà bạn đang làm việc cũng như đối thủ cạnh tranh.

Mọi công ty đều cần sử dụng phương pháp thử để xem điều gì tạo ta giá trị tích cực đến cho họ.  Một số ngành như thời trang thay đổi thường xuyên khi các xu hướng liên tục biến hóa và cập nhật theo người sử dụng. 

Vậy nên marketing đóng vai trò quan trong giúp bạn có được những kiến thức chuyên sâu trong ngành nghề. Và đưa ra những gợi ý để phát triển không chỉ là doanh nghiệp mà còn là chính bản thân bạn.  

Trong chương trình Vietsuccess, theo như anh Nguyễn Phú Cường – Chief Marketing Advisor Biti’s đã chia sẻ: “Marketing quá quan trọng để có thể chỉ giao về cho bộ phận marketing”. Từ đó ta đã có thể hiểu được vai trò to lớn của nó trong doanh nghiệp.  

Phần 1: Định nghĩa, tầm quan trọng của Marketing và những loại hình cơ bản

Dựa trên những tin trên, ta có thể hiểu đơn giản về Marketing cũng như vai trò của nó trong doanh nghiệp. Để đánh giá bản thân có phù hợp với ngành nghề này hay không, hãy tìm hiểu và so sánh những kỹ năng cần và đủ của Marketing để từ đó soi chiếu vào bản thân mình.  

Đam mê của bản thân 

Để biết bản thân có thích hợp làm marketing hay không, đầu tiên hay cùng nhìn vào niềm đam mê và sở thích của mình.  

Bạn có bao giờ tò mò việc làm sao để tạo ra những video quảng cáo vô cùng sống động và đẹp mắt. Trong đầu luôn luôn nảy ra những ý tưởng sáng tạo và muốn thực hiện nó một cách chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, bạn cũng bị hấp dẫn bởi các nội dung được các doanh nghiệp và nhãn hàng chia sẻ mong muốn tìm hiểu phương pháp để có thể tạo ra những nội dung ý nghĩa bài thu hút như vậy.  

Nếu có những khoảnh khắc đó, thì bạn chính là một người có sự đam mê với lĩnh vực Marketing. Đây như một bước đệm đầu tiên giúp bạn bước trên con đường sự nghiệp trở thành một marketer. 

Sự sáng tạo 

Điều thứ 2 bạn cần xem xét trước khi bắt tay tìm hiểu và học Marketing đó là khả năng sáng tạo. Làm Marketing đòi hỏi bạn phải có những ý tưởng mới lạ để triển khai sao cho phù hợp với đối tượng của doanh nghiệp và đi sâu vào mục tiêu của thương hiệu. 

Có thể thấy rằng hiện nay trên thị trường có hàng ngàn quảng cáo, hàng ngàn doanh nghiệp và nhiều đối thủ cạnh tranh, vậy nên hợn bao giờ hết sự sáng tạo là vô cùng cần thiết. Đôi khi những ý tưởng nghe có vẻ “điên rồ” của bạn lại có thể tạo nên một kì tích.  

Những người có “máu” Marketing thường có niềm yêu thích hoặc đam mê với những hoạt động sáng tạo như điện ảnh, sân khấu, nghệ thuật thị giác và âm nhạc. Bên cạnh đó nó còn kết hợp với lối chia sẻ thu hút và thuyết phục. 

Thấu hiểu và đồng cảm 

Là một Marketer sẽ rất quan trọng nếu bạn hiểu được tâm lý của khách hàng. Đồng cảm với họ, hiểu được nỗi lòng của người tiêu dùng mục tiêu sẽ là một điểm mạnh mà không phải ai cũng có được. Đây là khả năng bẩm sinh và là một dấu hiệu tốt giúp bạn khi hoạt động trong lĩnh vực Marketing.  

Trong một chia sẻ của giám đốc Marketing taok ClothingRIC, ông đã nhắc đến rằng: “Có thể bước ra khỏi suy nghĩ của chính mình và nhìn sản phẩm từ góc độ người mua là một phần của công việc.

Kể cả bạn có cùng đặc điểm nhân khẩu học và tâm lý học với đối tượng mục tiêu, bạn cũng không phải họ, bởi vì bạn đã quá quen thuộc với sản phẩm của mình. Bạn sẽ rất khó để có những trải nghiệm và góc nhìn thật sự như một khách hàng bình thường.

Thế nên mỗi marketer cần phát triển khả năng đồng cảm với người tiêu dùng để phát triển xa hơn trong ngành”. 

Bắt kịp với xu hướng mới 

Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, những xu hướng mới được ra đời và nhanh chóng trở thành tâm điểm của truyền thông. Những doanh nghiệp nhanh chóng bắt trend để quảng bá được thương hiệu và sản phẩm của mình. 

Nếu như ngày xưa, những hình ảnh là hình thức truyền tải chủ yếu của doanh nghiệp. Vì sự phát triển của facebook. Nhưng giờ đây tạo những short video, quảng bá trên tik tok là điều mà công ty nào cũng mong muốn thực hiện. Vì nền tảng này là nơi đang được yêu thích hiện nay.  

Vì vậy đi theo xu hướng để phát triển để có thể quảng cáo, tiếp thị sẽ là cách nhanh nhất để truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp tới người tiêu dùng. 

Khả năng truyền đạt ý tưởng  

Khi bạn trò chuyện với một người khác mà họ cảm thấy hứng vì và đặt ra những câu hỏi tiếp theo để theo dõi câu chuyện mà bạn kể. Thì bạn đã may mắn có khả năng truyền đạt ý tưởng một trong những kỹ năng cần thiết nhất của Marketing. 

Không phải ai cũng dễ dàng có được kỹ năng này. Nó đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau như sự logic, sắp xếp các tình tiết và khả năng thuyết phục. Ngoài ra từ ngữ bạn dùng phải đủ thuyết phục và lôi cuốn để có thể tương tác với người nghe.  

Kỹ thuật này bạn có thể sử dụng để thuyết phục lãnh đạo đi theo lộ trình mình đề ra. Thuyết phục những người mua hàng trong sản phẩm. Truyền tải những thông điệp mà mình muốn qua từng sản phẩm sẽ là nhiệm vụ của một Marketer và thông qua đó họ có thể hiện được kỹ năng truyền đtạ của mình. 

Đọc hiểu và phân tích dữ liệu 

Marketing không đơn thuần chỉ kết thúc khi bạn đã truyền tải thông điệp, đưa sản phẩm tới với người tiêu dùng. Mà nó còn cần bạn trong giai đoạn phân tích dữ liệu khách hàng trước và sau khi chạy chiến dịch.

Sau khi bạn đã có một lượng thông tin thông tin tệp người tiêu dùng, phân tích họ và đưa ra những phương án để phát triển sản phẩm cũng như đưa sản phẩm ra thị trường. Bạn sẽ nhận được kết quả từ những chiến dịch đó. 

Bạn cần ngồi lại, phân tích kết quả và đưa ra những điểm mạnh điểm yếu, những điều tốt và chưa tốt để cải thiện và phát huy trong các chiến dịch sau.

Vậy nên sở hữu kỹ năng đọc hiểu và phân tích dữ liệu sẽ đảm bảo rằng bạn hiểu công việc của mình và sự hiệu quả của nó. Đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết để có thể thành công. 

Kỹ năng sắp xếp công việc 

Công việc của một nhân viên Marketing đòi hỏi bạn phải đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc hoặc nhiều dựa án trong một khoảng thời gian nhất định.

Vì vậy biết cách sắp xếp công việc là vô cùng quan trọng. Tạo list tasks và đưa ra thứ tự ưu tiên cho danh sách đó để đảm bảo rằng việc của bạn sẽ chạy mượt mà và bạn sẽ không bỏ sót điều gì. 

Ngoài ra, bạn cần biết được dự án nào cần được chạy trước, công việc nào cần được hoàn thành sau để có thể không ảnh hưởng đến tiến độ của những team còn lại trong việc vận hành và phát triển. 

Marketing là một trong những ngành đòi hỏi bạn cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau và đôi khi còn phải cập nhật, thay đổi theo thời gian.

Vậy nên khi đã quyết định đi theo con đường này hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thật tốt để chinh chiến và phát triển nhé! Một số các vị trí đang tuyển dụng trong lĩnh vực Marketing bạn có thể tham khảo tại đây nhé!