Trong môi trường làm việc hiện đại, việc thăng tiến nghề nghiệp là mục tiêu của nhiều người. Tuy nhiên, cần thời gian bao lâu để nhận được sự trọng dụng từ cấp trên. Hay cần làm gì để người lãnh đạo biết được rằng: “Tôi đã sẵn sàng cho một vị trí mới cao hơn”. Điều này còn tùy thuộc vào từng ngành nghề và môi trường làm việc.
Trong bài viết này, iVIEC sẽ giúp bạn giải đáp được những câu hỏi trên. Ngoài ra, cung cấp một số thông tin liên quan.
Câu hỏi về thăng tiến khá phổ biến và nhận được sự quan tâm nhiều người. Tuy nhiên, lại không có đáp án chính xác để trả lời. Thực tế, sự thăng tiến không chỉ phụ thuộc vào thời gian làm việc. Số năm kinh nghiệm chỉ là một yếu tố nhỏ trong quá trình xem xét thúc đẩy phát triển trong công việc.
Ngoài ra, việc thăng tiến tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề, công ty và cá nhân. Giống như Doanh nhân Đỗ Thùy Dương đã chia sẻ:
Trong nhiều ngành nghề, thăng tiến thường xảy ra sau một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như 3-5 năm. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho tất cả mọi người. Một số người có thể thăng tiến nhanh hơn hoặc chậm hơn. Tùy thuộc vào năng lực và hiệu suất làm việc của họ.
Yếu tố quan trọng nhất để cân nhắc được sự phát triển thăng tiến trong công việc đó là hiệu quả làm việc. Những thành tự màn bạn xây dựng nên trong quá trình lao động sẽ chứng minh cho người quản lý về năng lực. Đồng thời thể hiện kiến thức và khả năng của bạn.
Vậy nên hãy luôn làm việc hết sức mình để có thể nhận được sự tín nhiệm từ cấp trên. Từ đó tạo ra cho mình những điều khác biệt.
Khi bạn mong muốn được cống hiến hết mình trên một cương vị mới. Ngoài việc thể hiện bản thân, bạn cần phải chia sẻ với quản lý của mình để tạo dựng cơ hội phát triển sự nghiệp. Điều này sẽ mang lại cho bạn những lợi ích. Ngoài ra, có tầm quan trọng đối với việc thăng tiến công việc của bạn.
Đầu tiên, bạn sẽ chứng tỏ được lòng trung thành. Các công ty thường cung cấp chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên của họ. Vì vậy họ thường mong muốn nhân viên ở lại với tổ chức. Khi đặt những câu hỏi về cơ hội thăng tiến nghề nghiệp nội bộ. Cho thấy bạn hy vọng đồng hành lâu dài với công ty và tiếp tục làm việc ở đó.
Như vậy bạn sẽ nhận được những chính sách đãi ngộ tốt hơn. Nhằm giữ chân những nhân viên tốt và thăng tiến lên một vị trí mới. Ngoài ra, bạn cũng chứng tỏ được bản thân mình. Khi bạn hỏi về vấn đề thăng tiến sự nghiệp, bạn có cơ hội chia sẻ kỹ năng. Cùng khả năng và tiềm năng của mình với người quản lý.
Điều này sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho cấp trên. Từ đó có thể giúp bạn nhận được một lời đề nghị thăng chức hoặc sự trọng dụng. Và chú ý đặc biệt hơn so với những cán bộ cùng cấp bậc.
Bên cạnh đó duy trì, phát triển mối quan hệ giữa sếp và nhân viên cũng là một lợi ích lớn mà bạn nhận được. Có cơ hội được chia sẻ với lãnh đạo. Cũng là một cơ hội tốt để bạn có thể xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với họ.
Bạn dành nhiều thời gian để bày tỏ mong muốn về sự nghiệp của mìn. Điều này sẽ giúp bạn nhận được những đánh giá đóng góp của anh chị quản lý để phát triển hơn.
Cuối cùng là nhận được sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo. Khi người giám sát hoặc sếp của bạn biết được những khát vọng sự nghiệp ngắn và dài hạn của bạn. Họ có thể giúp bạn có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
Vậy làm sao để chúng ta có thể tạo cơ hội nói chuyện và chia sẻ với cán bộ quản lý. Nói về nhu cầu, mong muốn của bản thân. Dưới đây là 9 bước giúp bạn trao đổi với lãnh đạo về vấn đề này.
Khi muốn thăng tiến, việc trao đổi với cấp trên là một yếu tố quan trọng. Như đã nhắc đến trước đó, bạn đã thể hiện khả năng làm việc. Đồng thời hiệu suất làm việc đáng chú ý của mình. Đem lại kết quả tốt trong công việc sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi trao đổi.
Dưới đây là 9 bước. Làm sao để trao đổi với cán bộ quản lý để đề xuất bản thân phát triển:
1. Hiểu rõ các lựa chọn của bạn
Trước khi bạn mong muốn một cuộc họp để chia sẻ với sếp để về cơ hội thăng tiến sự nghiệp. Hãy xem xét cấu trúc tổ chức của công ty và các vị trí trống để xem vị trí tiếp theo phù hợp với bạn là gì. Bạn nên có ý tưởng về việc bạn muốn làm gì tiếp theo trong tổ chức trước khi tham gia trao đổi.
Ví dụ: Để phát triển phần Emplyee Branding cho doanh nghiệp. Công ty cần một leader để có thể lên kế hoạch chiến dịch phát triển. Nhận thấy bản thân đã có nhiều đóng góp đem đến thành công nhất định cho tổ chức. Bạn có thể đề cử bản thân trở thành team leader tốt mà công ty không cần tìm kiếm ứng viên từ bên ngoài.
2. Xem xét các yêu cầu
Lập danh sách các yêu cầu của công việc mà bạn hy vọng chuyển đến. Danh sách tương ứng về khả năng và kỹ năng hiện tại của bạn. Ghi chú bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn có thể cần một số phát triển chuyên môn hoặc đào tạo bổ sung trước, trong quá trình chuyển đổi.
3. Xác định lợi thế cạnh tranh của bạn
Xác định điểm mạnh độc đáo hoặc các kỹ năng, kiến thức mà bạn đặc biệt cần thiết cho vị trí này mà chưa ai có. Điều này có thể là thành tựu, hay khả năng chuyên môn. Làm cho bạn thành ứng viên tốt nhất cho vị trí so với những người khác. Người trong tổ chức và những người có thể được thuê từ bên ngoài.
Lập danh sách mọi yếu tố tích cực, mang đến sự thành công làm tăng cơ hội của bạn để nhận vai trò mới mà bạn chia sẻ với sếp của bạn trong cuộc họp thăng tiến sự nghiệp.
4. Lập danh sách câu hỏi
Việc thăng chức nội bộ, tiến cứ người trong doanh nghiệp sẽ có quá trình khác so với việc tìm kiếm việc làm bên ngoài truyền thống.
Hãy lập danh sách câu hỏi về quy trình thăng tiến nội bộ của công ty của bạn. Như đánh giá lương và phúc lợi, thời gian chuyển từ một vai trò sang vai trò khác. Cũng như bất kỳ câu hỏi nào khác mà bạn có thể có.
Hay những câu hỏi về vị trí mới, ngoài những vai trò mà bạn đã biết còn cần đảm nhiệm bất kì công việc nào nữa hay không. Thể hiện được sự tự tin, luôn đương đầu thử thách chấp nhận rủi ro của bản thân.
Ví dụ: Bạn có thể đặt những câu hỏi như sau:
– Với vị trí teamlead, ngoài những kỹ năng kiến thức chuyên môn và khả năng quản lý, có những kỹ năng nào em cần chú ý nữa ạ?
– Cho em biết thêm về những vai trò cần thực hiện nếu là một quản lý được không ạ?
5. Mời lãnh đạo vào một buổi chia sẻ và trao đổi
Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ, cảm thấy mình đã đáp ứng yêu cầu mà công việc mong muốn. Biết mình cần làm gì và đặt câu hỏi cần hỏi. Hãy mời người quản lý của bạn một cách lịch sự và trang trọng nhất để tham gia vào buổi trao đổi tiêng tư này. Bạn có thể gửi lời mời trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua email.
Nếu bạn gửi email, hãy nhớ rằng luôn thể hiện sự tôn trọng, kính mến. Nêu rõ lí do mong muốn cá một cuộc họp cá nhân với sếp và hỏi thời gian rảnh để thuận tiện làm việc cho hai bên.
Ví dụ:
“Kính gửi anh A,
Theo như em được biết, công ty đang đẩy mạnh việc phát triển Employee Branding để tăng nhận diện thương hiệu tuyển dụng. Tuy nhiên lại chưa tìm được người quản lý phù hợp, em xin phép tự đề cử bản thân.
Nhận thấy bản thân luôn cố gắng mong muốn được cống hiến cho doanh nghiệp. Em cũng đã đạt được một số thành tự nhất định trong công việc như anh cũng đã biết.
Trong thời gian qua, em luôn trau dồi bản thân về mọi mặt. Em tin rằng với sự siêng năng và tiềm năng phát triển của bản thân. Em có thể dẫn dắt đội nhóm gặt hái được những thành công mới. Mong sẽ có cơ hội được trao đổi trực tiếp với anh để có cơ hội thể hiện bản thân mình.
Em xin chân thành cảm ơn anh!
Kí tên”
6. Chia sẻ ý tưởng của bạn
Vì bạn là người mong muốn có buổi gặp mặt này nên bạn sẽ chuẩn bị để dẫn dắt cuộc trò chuyện. Chuẩn bị một bài thuyết trình. Hãy bắt đầu bằng cách chia sẻ ý tưởng của bạn về công việc mà bạn hy vọng được chạm đến. Đưa lí do tại sao bạn là ứng viên đủ năng lực.
Hãy nhớ rằng bao gồm cả những kết quả công việc mang tính bước ngoặt hoặc để lại ấn tượng mạnh mẽ cho người quản lý.
7. Nhận phản hồi
Sau khi bạn đã chia sẻ ý tưởng của mình, quản lý của bạn có thể đưa ra phản hồi về đề xuất của bạn. Hãy lắng nghe kỹ những gì họ nói. Ghi chú và tham gia vào cuộc trò chuyện. Cung cấp thông tin bổ sung về các mục tiêu sự nghiệp ngắn hạn và dài hạn của bạn. Từ đó để họ hiểu được những gì bạn hy vọng đạt được.
8. Hỏi câu hỏi đã chuẩn bị
Hãy đảm bảo rằng bạn đã hỏi câu hỏi của mình trước khi kết thúc cuộc họp. Bạn có thể có các câu hỏi bổ sung trong quá trình cuộc họp diễn ra. vì vậy thường để không quên và bỏ lỡ những cơ hội được giải đáp thắc mắc, bạn hãy mang theo một tờ giấy và bút vào cuộc họp để bạn có thể ghi chú.
Viết ra các câu hỏi và tóm tắt cuộc trò chuyện sau khi kết thúc và bạn có thể note lại những góp ý và feedback của người quản lý.
9. Chờ đợi phản hồi
Sau khi bạn đã làm những điều hết sức có thể của bản thân. Hãy dành thời gian để chờ đợi. Nếu chờ đợi quá lâu để nhận được câu trả lời của người quản lý, bạn có thể gửi Email để hỏi về kết quả buổi trao đổi. Nếu đã nhận được sự đồng ý hãy tham khảo ý kiến của lãnh đạo bước tiếp theo để phát triển.
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hình dung và có một cái nhìn tổng quan về thăng tiến và những yếu tố sẽ hỗ trợ bạn phát triển hơn. Để nhận những mẹo làm sao để phát triển trong chặng đường sự nghiệp của mình hãy tham khảo bài viết trên Career.iviec.io. Và tìm kiếm cơ hội tại iviec.vn