Mục đích của những câu hỏi phỏng vấn là gì? Làm sao để trả lời đúng với nhu cầu của nhà tuyển dụng? 

Mục đích của những câu hỏi phỏng vấn là gì? Làm sao để trả lời đúng với nhu cầu của nhà tuyển dụng?

Đã có rất nhiều các bài viết đưa đến cho bạn nội dung về những câu hỏi thông dụng mà nhà tuyển dụng hay hỏi trong quá trình phỏng vấn và cách trả lời mẫu cho từng câu. Tham khảo trước, tìm hiểu thông tin là một điều đúng đắn.

Tuy nhiên, có thể sẽ khiến cho bạn bị mờ nhạt so với những ứng viên khác do những câu trả lời chung chung và đại trà. 

Trong nội dung hôm nay iviec sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi bằng chính ý tưởng của mình một cách ấn tượng nhưng vẫn đi đúng trọng tâm và nhu cầu của nhà tuyển dụng. 

Mục đích của những câu hỏi phỏng vấn là gì? Làm sao để trả lời đúng với nhu cầu của nhà tuyển dụng?

Nhìn chung, ta có thể thấy rằng phỏng vấn chỉ có một mục đích duy nhất đó là “HIỂU” – hiểu về mọi mặt. Các câu hỏi được đặt ra để đi sâu vào trong tính cách, suy nghĩ và khai thác nội tâm để tìm kiếm ứng viên phù hợp.  

Hiểu ở đây không chỉ hiểu đơn giản về những thông tin cơ bản. Mà người tuyển dụng muốn hiểu, phỏng vấn đúng với sự thật, những kỹ năng mà ứng viên có, những kinh nghiệm mà ứng viên trải qua.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn thông qua buổi phỏng vấn để ứng viên hiểu thêm về doanh nghiệp, hai bên cùng trao đổi thông tin và tìm hiểu lẫn nhau. 

Vậy nên buổi phỏng vấn chính là cơ hội không chỉ để bạn thể hiện tiềm năng của mình mà còn là thời gian cho bạn tìm hiểu về công việc, doanh nghiệp. Để làm tốt trong buổi phỏng vấn hãy cùng điểm qua mục đích những câu hỏi đơn gian tìm hiểu thông tin và câu hỏi tình huống.

Quan trọng không kém đó là cách truyền đạt dẫn dắt thông tin. 

Mục đích của những câu hỏi phỏng vấn là gì? Làm sao để trả lời đúng với nhu cầu của nhà tuyển dụng?

Thông thường trong các buổi phỏng vấn, sẽ có những câu hỏi bạn dễ dàng bắt gặp và nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi bạn những điều tương tự. Dưới đây iVIEC không muốn đưa ra cho bạn bất kì mẫu câu trả lời, mà mong muốn các bạn hiểu mục đích của nhà tuyển dụng và tự đưa ra ý tưởng cho mình. 

1 – Hãy giới thiệu về bản thân mình. 

Câu hỏi phỏng vấn này tuy rất đơn giản nhưng người nghe lại gặp khó khăn khi trả lời vì chưa biết chắt lọc thông tin.

Nhà tuyển dụng không chỉ muốn khai thác về những thông tin cơ bản về ứng viên (tên/ tuổi/ học vấn) mà còn thử sức ứng viên, kiểm tra sự phản ứng nhanh nhạy cũng như việc chọn lựa thông tin để truyền tải của ứng viên. 

Vậy với câu hỏi này, bạn không chỉ gửi đến cho nhà tuyển dụng thông tin cơ bản về mình mà hãy chia về kinh nghiệm, điểm mạnh của bản thân phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. 

2 – Bạn biết công việc từ đâu? 

Với câu hỏi số 2, mục đích của đội ngũ tuyển dụng không chỉ đơn giản muốn biết nơi bạn tìm thấy thông tin tuyển dụng ở đâu mà còn quan sát và đánh giá tinh thần, sự nghiêm túc tìm kiếm công việc của bạn. Bạn có thực sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển và có muốn gắn bó với công việc này hay không. 

Dựa vào nhu cầu của HR, câu trả lời của bạn cần thể hiện được sự nghiêm túc tìm kiếm công việc. Bạn đầu tư thời gian để tìm kiếm vị trí phù hợp và có nghiên cứu, đọc thông tin về doanh nghiệp. Như vậy bạn sẽ được đánh giá cao hơn trong mắt nhà tuyển dụng  

3 – Vì sao bạn lại hứng thú với công việc này? 

Thông thường với ứng viên sẽ trả lời câu hỏi phỏng vấn này bằng cách nhắc đến phúc lợi của công ty. Doanh nghiệp có môi trường tốt, hay những chương trình training cho cán bộ nhân viên,… 

Tuy nhiên đây không phải là đáp án mà nhà tuyển dụng mong muốn. Thông thường, với câu này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra quá trình tìm hiểu JD, và doanh nghiệp của ứng viên. Ngoài ra, câu trả lời cũng sẽ thể hiện nên tính cách của bạn để đánh giá. 

Thay vì trả lời như thường lệ, bạn hãy chọn một con đường khôn ngoan hơn, mang thông điệp đôi bên cùng có lợi. Với điểm mạnh cũng như kiến thức mà bạn có, bạn làm việc hết mình để phát triển doanh nghiệp và bạn sẽ được học hỏi từ môi trường làm việc chuyên nghiệp. 

4/5/6 – Các câu hỏi liên quan đến điểm mạnh và điểm yếu 

Mục đích của những câu hỏi phỏng vấn là gì? Làm sao để trả lời đúng với nhu cầu của nhà tuyển dụng?

Ba câu hỏi trên đều chung mục đích về ưu và nhược điểm cũng như kỹ năng mà mình có. Đối với câu hỏi là một câu hỏi trực tiếp bạn có thể trực tiếp đối diện vấn đề. 

Tuy nhiên câu 2 và câu 3 lại lắt léo và khó nhằn hơn. Mặc dù cung một  mục đích là tìm hiểu sâu về ứng viên. Là người ứng viên thông minh, hãy dẫn dắt thận khôn khéo thể hiện được những điểm mạnh về kiến thức, kinh nghiệp, kỹ năng liên quan đến công việc.

Ngoài ra ứng viên cần thể hiện được sự khiêm tốn khi trả lời và có thể đưa ra thông tin về hiệu quả công việc của mình. 

 7/8: Câu hỏi về mục tiêu 

Với mục đích khai thác được tầm nhìn xa, kỹ năng xây dựng và thêm vào đó là sự chuẩn bị kỹ càng cho công việc, thì câu hỏi về mục tiêu chính là cách để hợp thức hóa.  

Thông thường chúng ta hay gặp như sau: 

  1. 5 năm nữa, em sẽ như thế nào trong tương lai 
  1. Mục tiêu trong công việc của bạn là gì. 

Trong câu trả lời, bạn cần thể hiện được tính cách của một con người điềm tính và mạnh mẽ. Đã suy nghĩ về tương lai hay đã lên kết hoạch chính là điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe. Tránh những câu trả lời “Không biết”, để nhà tuyển dụng có cái nhìn thiện cảm hơn với bạn. 

Ngoài ra, câu hỏi phỏng vấn này sẽ thể hiện được sự gắn bó cam kết giữa bạn và công ty nên hãy chọn các trả lời thông minh. 

9 – Vì sao bạn muốn làm việc ở đây?  

Câu hỏi này có mục đích tương tự với câu hỏi số 3. Hãy thể hiện bản thân mình là một ngường cống hiến. Cho đi hết mình 

10: Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không? 

Như đã nói ban đầu, mục đích của buổi phỏng vấn là để “Hiểu nhau”. Đây là thời gian giúp bạn đặt những câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Hãy hỏi những câu hỏi mang tính tích cực và khôn khéo tránh gỏi sai để lại ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng. 

Câu hỏi này cũng sẽ thể hiện sự quan tâm của bạn đến quý doanh nghiệp công ty và vị trí mà bạn ứng tuyển 

Mục đích của những câu hỏi phỏng vấn là gì? Làm sao để trả lời đúng với nhu cầu của nhà tuyển dụng?

Câu hỏi ứng xử tình huống là những câu hỏi không đi trực tiếp vào chuyên môn hay hỏi rõ ràng về một vấn đề nào, những câu hỏi xử lý tình huống hay là việc nhà tuyển dụng dựa trên cách xử lý tình huống để đánh giá thái độ, đặc điểm tính cách, khả năng và kỹ năng. Từ đó có cơ sở tuyển ứng viên. 

Câu 1: Tình huống về gặp khó khăn 

Một trong những câu hỏi thóc búa thường gặp là: “Hãy cho biết một tình huống khi bạn đã phải đối mặt với một vấn đề khó khăn và cách bạn đã giải quyết nó?”. Đây là một cơ hội để ứng viên chứng minh khả năng xử lý tình huống căng thẳng và tìm ra giải pháp.  

Giống như đã nhắc đến bên trên khi trả lời câu hỏi này, ứng viên nên tập trung vào việc mô tả cụ thể vấn đề mà họ đã gặp phải, các bước họ đã thực hiện để giải quyết vấn đề và kết quả cuối cùng.

Đồng thời, ứng viên cũng nên nhấn mạnh khả năng làm việc nhóm và khả năng tư duy logic của mình. Chia sẻ cho nhà tuyển dụng về điểm mạnh của bản thân. 

Câu 2: Câu hỏi về mục tiêu trong buổi phỏng vấn

Một câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng thường đưa ra: “Hãy cho biết một tình huống khi bạn đã không đạt được mục tiêu và cách bạn đã học từ kinh nghiệm đó?”  

Để trả lời cho câu hỏi này, ứng viên phải chứng tỏ khả năng tự phê phán và khả năng học hỏi từ thất bại. Thể hiện sự chủ động trong việc nhận trách nhiệm cho thất bại và cách họ đã sử dụng kinh nghiệm đó để phát triển bản thân.

Ngoài ra nhấn mạnh khả năng thích nghi và sự kiên nhẫn trong việc đối mặt với thách thức cũng sẽ giúp bạn nâng tầm giá trị bản thân. 

Câu 3: Làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề 

“Hãy cho biết một tình huống khi bạn đã phải làm việc trong một nhóm không đồng thuận và cách bạn đã giải quyết vấn đề?” . Có lẽ không ít người đã gặp những câu hỏi tương tự. Mục đích của nhà tuyển dụng mong muốn được nhìn thấy khả năng teamwork cũng như xử lý và giải quyết mâu thuẫn của bạn. 

Bạn nên mô tả cụ thể vấn đề mà nhóm đã gặp phải và thể hiện khả năng lắng nghe và thương lượng để đạt được sự đồng thuận. Đó chính là câu trả lời đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng 

Trong buổi phỏng vấn, câu hỏi khó có thể gây áp lực và làm cho ứng viên cảm thấy bối rối. Tuy nhiên, bằng cách chuẩn bị kỹ càng và trả lời một cách tự tin và chân thành, ứng viên có thể vượt qua thử thách này và chứng minh khả năng của mình cho nhà tuyển dụng.

Hãy theo dõi career.iviec.vn để nhận được thêm những hướng dẫn chi tiết hay những kiến thức phát triển bản thân. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm những cơ hội làm việc mới tại iviec.vn và thực hiện lời khuyên của iviec trong lần phỏng vấn tiếp theo để tăng phần trăm nhận việc của mình nhé!