Lựa chọn nghề nghiệp để học tập và làm việc – Quyết định thay đổi cuộc đời

Lựa chọn nghề nghiệp để học tập và làm việc

Lựa chọn nghề nghiệp là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng tìm thấy lối đi cho mình. Đặc biệt, với các bạn trẻ ngày nay.  

Tư duy dám nghĩ dám làm khiến họ mạnh mẽ thể hiện bản thân ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này có thể mang lại lợi ích khi các bạn có trải nghiệm, nhưng cũng có thể khiến họ lãng phí thời gian khi nhận ra mình thực sự phù hợp với ngành nghề nào. 

Vì vậy, để tìm kiếm con đường sự nghiệp phù hợp, các bạn trẻ cần cân nhắc kỹ lưỡng. Hãy dành thời gian tìm hiểu bản thân, xác định sở thích, năng lực và ước mơ của mình. Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến của những người đi trước và có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn quan tâm. 

Để giúp mọi người rút ngắn được thời gian tìm kiếm công việc phù hợp. Nội dung ngày hôm nay sẽ xoay quanh việc định hướng nghề nghiệp, các phương thức để triển khai và những điều nên tránh.  

Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu những điều cơ bản về định hướng nhé! 

Lựa chọn nghề nghiệp để học tập và làm việc

Định hướng nghề nghiệp là quá trình xác định con đường sự nghiệp phù hợp với bản thân, dựa trên các yếu tố như khả năng, sở thích và mục tiêu. Có một định hướng nghề nghiệp phù hợp sẽ giúp chúng ta phát triển, đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

Lựa chọn nghề nghiệp để học tập và làm việc

Trong một thời điểm nhất định, ai cũng sẽ cảm thấy lạc lối và mất phương hướng. Vậy nên việc xác định con đường để trưởng thành và phát triển là chuyện không của riêng ai. Nó đặc biệt quan trọng với những người đang tìm kiếm việc làm hay chưa chọn được ngành nghề để theo đuổi, học tập. 

Đối với các bạn sinh viên. định hướng nghề nghiệp rất quan trọng. Vì việc này giống như một chiếc chìa khóa mở ra những cánh cổng bước đến tương lai. Mỗi lựa chọn của các bạn đều thay đổi sự kiện của nó. 

Nếu đã xác định lĩnh vực bản thân theo đuổi, bạn sẽ tập trung vào việc học tập và phát triển những kỹ năng cần thiết. Biết tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức để phục vụ cho mục tiêu của mình.  

Còn đối với những người đang đi làm, định hướng nghề nghiệp giúp họ có thể xác định được mục tiêu và kế hoạch thăng tiến trong công việc. Làm việc với niềm đam mê và động lực cao hơn, giúp tăng hiệu suất làm việc và đạt được thành công trong công việc. 

Quan trọng là vậy, nhưng làm thế nào để xác định đúng con đường sự nghiệp của mình? Sẽ có 2 hướng đi cho các bạn. Một, các bạn có thể hoàn toàn tự tìm định hướng cho mình. Hai, việc này cần sự hỗ trợ đến từ mọi người xung quanh hoặc những phương thức nghiên cứu của khoa học. 

Lựa chọn nghề nghiệp để học tập và làm việc

Trước tiên, hãy cùng tự tìm hiểu và vẽ ra con đường phát triển của bản thân. Để định hướng nghề nghiệp, bạn có thể thực hiện các bước sau: 

1. Tìm hiểu về bản thân:  

Đây là quá trình quan trọng để khám phá những sở thích, giá trị, mục tiêu và khả năng của mình. Điều này giúp bạn xác định được những gì bạn thực sự muốn và cần trong cuộc sống cũng như công việc. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ bạn tìm ra ngành nghề phù hợp và mang lại sự hài lòng và thành công trong công việc. 

Để khai phá bản thân, bạn có thể tự phân tích. Hãy tự đặt câu hỏi cho mình. Ghi chép và tổ chức thông tin để có cái nhìn tổng quan hơn. 

Ngoài ra, bạn có thể nhận phản hồi từ người khác. Hỏi ý kiến từ gia đình, bạn bè và người thân cận. Từ đó nhận xét trở nên khách quan hơn.  

Lựa chọn nghề nghiệp để học tập và làm việc

2. Khám phá các ngành nghề:  

Trong bước 2, bạn cần tìm hiểu về các ngành nghề phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Không những thế còn cần tìm kiếm những vị trí đang phát triển theo xu hướng xã hội.  

Để nghiên cứu những ngành nghề, bạn có thể sử dụng các tài nguyên trực tuyến hoặc thư viện. Ngoài ra, bạn có thể đi thực tập để có trải nghiệm thực tế hoặc tham gia các hoạt động thiện nguyện liên quan. 

Bên cạnh đó, tham gia các sự kiện, buổi hội thảo hoặc talk show sẽ giúp bạn có cái nhìn chân thực trong lĩnh vực dự định chọn. 

Hãy tìm kiếm thông tin từ những anh chị đã có kinh nghiệm trong nghề mà bạn quen biết. Họ có thể chia sẻ với bạn những lợi ích và khó khăn của công việc trong  giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn. 

3. Thực tập hoặc làm việc tạm thời: 

Đây là giai đoạn bạn trải nghiệm thực tế. Trực tiếp cảm nhận độ “matching” của mình với công việc đã chọn. Thực tập hoặc làm việc tạm thời giúp bạn tích lũy kinh nghiệm và hiểu rõ hơn về công việc mà mình quan tâm. Bạn cũng có thể xây dựng mối quan hệ trong ngành của mình thông qua việc này.  

Có rất nhiều nền tảng để bạn có thể tìm thấy các công việc part time hoặc intern. Một trong số đó là iVIEC – Nền tảng tuyển dụng thuộc tập đoàn FPT. Trên website không chỉ có các công việc thuộc FPT mà con của các đối tác liên quan. Hãy truy cập ngay iVIEC.vn để khám khá những cơ hội công việc phù hợp với bản thân nhé! 

4. Xây dựng kế hoạch:  

Dựa trên những thông tin và kinh nghiệm đã thu thập được, bạn có thể xây dựng kế hoạch cho bản thân mình. Mục tiêu này cần phải cụ thể và điều chỉnh khi cần thiết

Lựa chọn nghề nghiệp để học tập và làm việc

Để xây dựng một kế hoạch hiệu quả, bạn có thể sử dụng các phương pháp sau: 

Phương pháp SMART: Phương pháp này giúp bạn xác định mục tiêu cụ thể, đo lường được, có tính khả thi, có tính thực tế và có thời hạn. SMART là viết tắt của Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Achievable (khả thi), Realistic (thực tế) và Time-bound (có thời hạn). 

Phương pháp GROW: Giúp xác định mục tiêu cụ thể, đánh giá tình trạng hiện tại của bạn. Ngoài ra, giúp tìm kiếm các phương tiện để đạt được mục tiêu và xác định các bước cần thiết để đạt được mục tiêu. 

Phương pháp Eisenhower: Giúp bạn sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. Bạn sẽ chia các công việc thành 4 mức độ ưu tiên: Quan trọng và khẩn cấp, Quan trọng nhưng không khẩn cấp, Không quan trọng nhưng khẩn cấp và Không quan trọng và không khẩn cấp. 

Phương pháp SWOT: Phương pháp này giúp bạn phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình để xác định các mục tiêu và kế hoạch hành động. 

Phương pháp mind mapping: Đây là công cụ tạo ra một sơ đồ ý tưởng để tổ chức ý tưởng của mình và tạo ra một kế hoạch hành động từ các ý tưởng đó. 

 5. Theo dõi và đánh giá: Sau khi đã định hướng nghề nghiệp và xây dựng được cho bản thân một kế hoạch để phát triển. Bạn cần theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện và hoàn thành sau đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp với bản thân và thị trường.  

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết 5 Bước để định hướng nghề nghiệp của iVIEC chi tiết tại đây. 

Lựa chọn nghề nghiệp để học tập và làm việc

Nếu bạn muốn có sự trợ giúp từ bên ngoài để giúp xác định định hướng của bản thân, dưới đây iVIEC gợi ý cho bạn những bài Test được trường đại học Boston tin tưởng và sử dụng để hỗ trợ sinh viên. 

Những bài test này sẽ đưa ra các câu hỏi về sở thích, kỹ năng, giá trị cá nhân, tính cách và mục tiêu sự nghiệp. Sau đó, đưa ra các ngành nghề phù hợp với bạn dựa trên câu trả lời của bạn. Bạn có thể tham khảo kết quả của bài test này để có thêm thông tin và lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình.  

iSeek – Clusters: Bài khảo sát iSeek cho phép bạn đánh giá các hoạt động mà bạn thích, phẩm chất cá nhân và các môn học mà bạn yêu thích. Ở cuối khảo sát, bạn sẽ thấy danh sách các nhóm nghề nghiệp phù hợp với sở thích của bạn. 

Hiện tại trang web cho phép kiểm tra miễn phí – Trải nghiệm TẠI ĐÂY 

MyNextMove: Đây là một công cụ sử dụng thông tin từ O*Net, được tài trợ bởi Bộ Lao động Hoa Kỳ, để giúp xác định những công việc phù hợp với tính cách và sở thích của bạn.  

Hiện tại trang web cho phép kiểm tra miễn phí – Trải nghiệm TẠI ĐÂY 

Bài kiểm tra Nghề nghiệp theo Mã Holland: Bài kiểm tra tự đánh giá Mã Holland xem xét sự phù hợp của bạn với các nghề nghiệp khác nhau dựa trên sáu chủ đề nghề nghiệp: Realistic, Investigative, Artistic, Social, Enterprising và Conventional. Bài kiểm tra xác định lĩnh vực quan tâm hàng đầu của bạn và so sánh với các lĩnh vực khác, và điều này có ý nghĩa gì đối với sở thích nghề nghiệp của bạn. 

Hiện tại trang web cho phép kiểm tra miễn phí – Trải nghiệm TẠI ĐÂY 

Bộ công cụ Quản lý Nghề nghiệp Cornell: Bài test cung cấp danh sách các bài kiểm tra nghề nghiệp chung, bài kiểm tra sở thích nghề nghiệp, bài kiểm tra giá trị công việc, bài kiểm tra kỹ năng và bài kiểm tra tính cách, và hướng dẫn về các bước bạn có thể thực hiện để tìm được công việc phù hợp. 

Hiện tại trang web cho phép kiểm tra miễn phí – Trải nghiệm TẠI ĐÂY 

Test Partnership: Cung cấp một số bài kiểm tra năng lực, tính cách và kỹ năng. 

Hiện tại trang web cho phép kiểm tra có tính phí – Trải nghiệm TẠI ĐÂY 

Cattell’s 16 Factors: Bài kiểm tra này sử dụng một tỷ lệ thuộc phạm vi công cộng từ International Personality Item Pool để đo lường sự biến đổi trong tính cách con người, được giải thích tốt nhất bằng một mô hình có mười sáu biến số (đặc điểm tính cách), sử dụng một phép thống kê được biết đến là phân tích yếu tố. 

Hiện tại trang web cho phép kiểm tra miễn phí – Trải nghiệm TẠI ĐÂY 

MyPlan.com: Bài đánh giá này có thể giúp bạn xác định động lực và những điều thực sự quan trọng đối với bạn trong sự nghiệp. MyPlan.com xếp hạng các khía cạnh khác nhau của công việc và kết quả có thể khuyến khích bạn xem xét các công việc hoặc ngành nghề mà bạn có thể chưa từng xem xét trước đây.

Bạn sẽ rời khỏi bài kiểm tra này với một danh sách 739 công việc được xếp hạng dựa trên mức độ phù hợp với phong cách của bạn. 

Hiện tại trang web cho phép kiểm tra miễn phí – Trải nghiệm TẠI ĐÂY 

Gói MAPP: Hơn 8 triệu người trên toàn thế giới đã tham gia bài kiểm tra nghề nghiệp này. Nó cho bạn biết những gì bạn yêu thích làm và những gì bạn không yêu thích làm. Nó cũng sử dụng danh sách công việc O*Net để xác định công việc nào có thể phù hợp với bạn. 

Hiện tại trang web cho phép kiểm tra có tính phí – Trải nghiệm TẠI ĐÂY 

Strong Interest Inventory: Bài kiểm tra cung cấp cái nhìn toàn diện về sở thích của bạn để giúp bạn xem xét các nghề nghiệp tiềm năng và con đường học tập và thế giới công việc.

Dựa trên lý thuyết của nhà tâm lý học John Holland, bài kiểm tra được hỗ trợ bởi hơn 80 năm nghiên cứu về cách những người có sở thích tương tự được sử dụng trong công việc và điều gì thúc đẩy cá nhân trong môi trường làm việc. 

Hiện tại trang web cho phép kiểm tra có tính phí – Trải nghiệm TẠI ĐÂY 

Clifton Strengthsfinder: Bài kiểm tra CliftonStrengths đo lường 34 chủ đề tài năng đã được chứng minh qua nghiên cứu. Sau đó, nó hướng dẫn phát triển những tài năng đó thành điểm mạnh với tài liệu tùy chỉnh cho sinh viên. 

Hiện tại trang web cho phép kiểm tra có tính phí – Trải nghiệm TẠI ĐÂY 

Bộ kiểm tra tính cách MBTI: Mục đích của bộ kiểm tra tính cách MBTI là làm cho lý thuyết về các loại tâm lý được mô tả bởi C. G. Jung trở nên dễ hiểu và hữu ích trong cuộc sống của con người. Bản chất của lý thuyết là rằng rất nhiều biến thể ngẫu nhiên trong hành vi thực tế là khá có trật 

Hiện tại trang web cho phép kiểm tra có tính phí – Trải nghiệm TẠI ĐÂY 

Lựa chọn nghề nghiệp để học tập và làm việc

Như đã đề cập ở nội dung bên trên, việc định hướng cho cá nhân là vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, cuộc sống và công việc của mỗi người. Vậy nên iVIEC đã rút ra quy tắc 3 “Đừng” cho các bạn khi tìm kiếm ngành nghề phù hợp với bản thân. 

  1. Đừng chọn đại qua loa 

Nhiều bạn trẻ hiện nay không dành quá nhiều sự quan tâm tới vấn đề này. Với suy nghĩ “Mị còn trẻ, mị muốn đi chơi” nên hầu hết các bạn đều bỏ lỡ những cơ hội nghề nghiệp đến với mình một cách vô tình. 

Việc chọn đại một công việc nào đó là điều dễ thấy. Tuy nhiên việc này sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.  

Bạn sẽ mất định hướng cảm thấy bản thân như rơi vào ngõ cụt và không biết cách thoát ra. Khó chuyển ngành chuyển nghề do không có kinh nghiệm và kiến thức. Ngoài ra bạn sẽ cảm thấy lạc long áp lực với bạn bè cùng trang lứa. 

  1. Đừng quá nghe lời bố mẹ 

Nhiều bậc cha mẹ vẫn có lối suy nghĩ lạc hậu và cổ hủ. “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó” đã không thể áp dụng trong thời đại hiện nay. Bạn cần mạnh mẽ đấu tranh vì lí tưởng và ước mơ nghề nghiệp của bản thân. Tránh nghe lời để rồi sẽ hối hận vì chọn sai ngành nghề mong muốn. 

  1. Đừng đi theo xu hướng 

Đi theo xu hướng không phải là điều xấu hoặc sai trái. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng với sự trường tồn của xu hướng đó. Nên chọn nghề, công việc có tương lai phát triển cao và xa hơn nữa. Tránh vì cái lợi trước mắt mà đi theo. 

Ví dụ điểm hình: Chiếc bánh 10 xu đã là món ăn hot hit một thời. Khi thấy sản phẩm bán chạy, nhiều bạn trẻ đổ xô đầu tư và thực hiện. Tuy nhiên, chỉ được một thời gian mặt hàng quá nhiều khiến nó không còn đặc biệt và được quan tâm. 

Từ đó các bạn có thể nhìn thấy được rằng, việc xác định con đường, lối đi cho mình là vô cùng quan trọng, Nhất đối với các bạn trẻ còn đang là học sinh, sinh viên, bay fresher.  

Hãy trang bị cho mình một kiến thức và kỹ năng thật tốt để phát triển bản thân và đi đúng định hướng mình đam mê.