Để vững bước trên con đường sự nghiệp, chúng ta không chỉ cần chuẩn bị kiến thức, kỹ năng mà còn cần nắm rõ những luật lệ, quyền lợi được nhận trong luật lao động.
Tuy nhiên, ít ai dành thời gian để tìm hiểu về điều này. Nhận thấy tầm quan trọng của luật lao động đối với mỗi người, dưới đây iviec sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức tóm lược, cơ bản mà bạn cần nắm được trước khi đặt bút kí hợp đồng lao động.
Điều này không chỉ giúp bạn tự bảo vệ mình, mà còn hỗ trợ bạn tránh khỏi những sai lầm không đáng có.
Theo nội dung luật lao động được ban hành, người lao động có quyền làm việc tự do, hưởng lương theo đúng với trình độ và số lượng công việc mình thực hiện. Họ có quyền đình công, đơn phương chấm dứt hợp đồng hay từ chối những công việc đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và đời sống.
Mối quan hệ lao động cần được dựa trên sự bình đẳng, hợp tác giữa đôi bên.
Theo bộ luật lao động và thông tin đăng tải trên Thư viện pháp luật, người lao động có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, người lao động cũng cần tuân thủ một số luật lệ và nghĩa vụ như thực hiện theo đúng những điều khoản được đề ra trong hợp đồng, chấp hành kỷ luật trong tổ chức và cuối cùng là họ cần thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Theo như chương II của bộ luật lao động, hợp đồng được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động về tiền lương, điều kiện, quyền và nghĩa vụ. Người lao động nhận và ký hợp đồng trước khi thực hiện nghĩa vụ tại tổ chức
Đối với hình thức hợp đồng trong luật lao động, mỗi bên cần lưu giữ một bản cứng. Nếu thực hiện kí kết bằng phương tiện điện tử, trong điều khoản hợp đồng lao động cần ghi rõ “giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản”.
Nếu khoảng thời gian làm việc dưới 1 tháng, sự giao kết giữa hai bên có thể sử dụng bằng lời nói. Những nội dung trên được tóm tắt từ điều 14 trong luật lao động.
Để phòng trừ những trường hợp xấu có thể xảy ra, người lao động sau khi nhận hợp đồng, cần đọc lại thông tin có trong hợp đồng một cách chi tiết và thân trọng. Ngoài ra, bạn cần cung cấp những thông tin cá nhân chính xác tránh làm sai ảnh hưởng đến hợp đồng và công việc tương lai. Nếu có các thông tin không rõ ràng nên tham khảo luật lao động chi tiết.
Tuy nhiên, hãy thận trọng với những doanh nghiệp có những hành vi không đúng với pháp luật và được cảnh báo trong luật lao động.
Theo điều 18, bộ luật lao động, bạn có thể ủy quyền cho người khác kí kết hợp đồng lao động, tuy nhiên điều này nằm trong những trường hợp đặc biệt. Các bạn cần tìm hiểu và kiểm tra thông tin thật kỹ trước khi thực hiện ký kết. Nội dung của hợp đồng lao động bao gồm những nội dung như sau:
“1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây theo như luật lao động:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.”
Ngoài ra bạn hãy cẩn thận, kiểm tra thật kỹ về phụ lục lao động, vì trong phần này, có một số điều khoản được thêm trong hợp đồng.”
Mặc dù trong luật lao động, còn rất nhiều đầu mục khác nhau, các chính sách mà người sử dụng lao động và người lao động ffeef cần tuân theo. Tuy nhiên, nội dunng bên trên, iVIEC đã tóm gọn một số ý chính, người lao động thường bỏ qua khi kí kết một hợp đồng lao động.
Bên cạnh những thông tin về cá nhân và nội dung cơ bản trong hợp đồng lao động, bạn còn cần để mắt tới mục thử việc để tránh bị lợi dụng và bóc lột sức lao động.
Nội dung thử việc cũng như trách nhiệm đã được thỏa thuận giữa hai bên. Đối với thời gian thử việc, hai bên thống nhất căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Tuy nhiên chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo điều Điều 26. Tiền lương thử việc, ít nhất người lao động phải nhận được 85% mức lương của công việc đó. Khi kết thúc thời gian thử việc, doanh nghiệp cần đưa lại kết quả cho bạn để có thể nhận định được bước tiếp theo.
Luật lao động có thông tin nếu đạt người lao động có thể kí kết và thực hiện công việc. Nếu không, hai bên sẽ chấm dứt hợp đồng.
Ngoài ra, trong thời gian nghỉ việc, nếu bạn cảm thấy không phù hợp bạn có quyền hủy bỏ hợp đồng lao động đã kí kết mà không cần báo trước và bồi thường
Nếu thời gian của bạn trong hợp đồng đã hết, hoàn thành công việc 100%, hai bên có thể thỏa thuận để không tiếp tục ký hợp đồng công việc chính thức. Ngoài ra, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng cần tuân thủ theo những điều kiện sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Nếu trong trường hợp, bạn bị ngược đãi, không được giao những công việc đúng trong hợp đồng lao động, hay bị quấy rối tại nơi làm việc và một số tình huống khác. Bạn có quyền chấm dứt quá trình hoạt động mà không cần báo trước.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Trên đây là những nội dung cơ bản, bạn cần nắm được về luật lao động để tuân theo và thực hiện đúng với pháp luật cũng như bảo vệ bản thân khi bước chân vào thị trường việc làm. Vậy nên ngoài kỹ năng, kiến thức cần có, hiểu luật và nắm luật là những gì bạn cần nắm được.
Nếu có những thay đổi mới nhất về luật lao động, iVIEC sẽ cập nhật tại Career.iviec.vn. Hãy theo dõi để nhận được những thông tin mới nhất.