Trong cuộc phỏng vấn, một trong những câu hỏi hay được nhắc đến nhất đó là “điểm yếu của bạn/em là gì?”. Mặc dù đây có vẻ là một câu hỏi đơn giản nhưng thực sự nhà tuyển dụng muốn tìm thấy ở bạn được sự thành thực cũng như kỹ năng, phản ứng của người ứng viên.
Dưới đây sẽ là 5 cách (kèm mẫu) giúp bạn có ý tưởng cho câu trả lời của mình.
1. Điểm yếu của em/tôi hay bị tập trung vào chi tiết
Chú ý vào chi tiết thường là một điều tốt, nhưng nếu bạn là người có xu hướng dành quá nhiều thời gian cho các chi tiết cụ thể của một dự án thì đó cũng có thể bị coi là một điểm yếu.
Trong câu trả lời phỏng vấn của bạn, hãy nhớ giải thích cách bạn đang thực hiện những cách thức, phương pháp để cải thiện vấn đề, điểm yếu này bằng cách nhìn vào bức tranh toàn cảnh hơn của một vấn đề, một dự án:
2. Điểm yếu của tôi không muốn chuyển giao công việc mình đang thực hiện cho người khác
Có trách nhiệm đối với công việc của mình là một điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đôi khi giữ quá nhiều công việc về mình và không san sẻ phần việc sang cho người khác sẽ gây ảnh hưởng đến cả năng suất làm việc cá nhân và năng suất làm việc nhóm.
Điều này sẽ mang lại cả bất lợi và có lợi cho doanh nghiệp nếu khai thác và sử dụng đúng. Bạn nên đưa ra thông tin về cách thức mà bản thân đang thực hiện để giải quyết, cải thiện vấn đề của mình.
3. Tôi gặp khó khăn khi nói “không”
Việc giúp đỡ đồng nghiệp trong các dự án và quản lý công việc một cách hiệu quả là sự cân bằng tinh tế. Từ góc độ của người sếp, người chấp nhận mọi yêu cầu có vẻ tận tụy và hăng hái, nhưng cũng có thể là người không biết giữ giới hạn của bản thân.
Nếu bạn không thể từ chối khiến cho người khác nghĩ rằng đó là điều đương nhiên bạn cần làm và họ sẽ ỷ lại cũng như không đoàn kết nội bộ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp.
Nếu bạn được những dự án mới mà bạn không thể nói “không” với chúng, hãy chia sẻ cách bạn đang làm và nỗ lực của bản thân trong công việc cũng như hỏi sự giúp đỡ từ người khác.
4. Tôi ngại khi hỏi đến sự giúp đỡ của mọi người
Việc yêu cầu sự giúp đỡ từ đồng nghiệp là một kỹ năng cần thiết nhất là khi bạn thiếu chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó và khi bạn cảm thấy bản thân không đủ khả năng để xử lý được khối lượng công việc.
Việc biết khi nào và cách nào để yêu cầu sự giúp đỡ thể hiện sự tự nhận thức của cá nhân và giúp tổ chức tránh được những hậu quả không đáng có.
5. Tôi trở nên nôn nóng khi bị trễ deadline.
Đối với doanh nghiệp và nhà tuyển dụng, họ yêu cầu cầu ứng viên của mình phải là một người tuân thủ, chấp hành và hoàn thành công việc đúng với tiến độ được đề ra. Nếu bạn chọn các trả lời này, họ sẽ thấy được sự thành thật của bạn.
Nhưng hãy đưa ra câu trả lời tập trung vào việc bạn luôn mong muốn công việc được hoàn thành đúng hạn và những cách bản thân đang cố gắng cải thiện cũng như tìm, khám phá ra quy trình để làm việc hiệu quả hơn.
Trên đây là 5 cách trả lời khôn khéo và tinh tế với câu hỏi về điểm yếu của bạn. Để nhận được nhiều tips hơn hãy theo dõi trang thông tin NÀY của iVIEC và nhận được những jobs hot trên website iviec.io cùng chúng mình nhé!